Kiến trúc Byzantine có thể được xem là nền tảng của các phong cách kiến trúc sau này như kiến trúc Gothic, kiến trúc Phục hưng,…Nhưng Byzantine có lẽ hãy còn là một cái tên lạ đối với nhiều người, hãy cùng sửa nhà nâng tầng tìm hiểu về phong cách kiến trúc đặc sắc này nhé.
Phong cách kiến trúc Byzantine là gì?
Kiến trúc Byzantine ra đời vào khoảng những năm 330 đến 1450 sau Công nguyên ở vùng Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Byzantine.
Kiến trúc Byzantine với đặc trưng tiêu biểu là các mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn. Kiến trúc Byzantine được coi như một sự tiếp nối của kiến trúc La Mã cổ đại. Đây là nền kiến trúc chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc La Mã cổ đại và đã trải qua một khoảng thời gian phát triển rực rỡ. Sau đó nó dần được kết hợp trong phong cách kiến trúc Gothic và được hồi sinh trở lại vào thời kỳ Phục Hưng.
Các công trình kiến trúc Byzantine đã có sự nâng cấp lớn về thạch cao, gạch, hình học. Các loại vật liệu trên đã dần được sử dụng một cách tự do hơn ngoài chức năng là đá trang trí. Những hình ảnh những mái vòm phức tạp, họa tiết cổ điển được sử dụng một cách tự do hơn.
Các giai đoạn phát triển của kiến trúc Byzantine
Giai đoạn 1: Thế kỷ 4 – thế kỷ 6
Đây được coi là giai đoạn hưng thịnh nhất của nhà nước Đông La Mã, thành phố Constantinople được thúc đẩy việc xây dựng nên nhanh chóng nhờ thế đây được coi là “chiếc cầu vàng nối liền phương Tây và phương Đông”. Các kiến trúc trong Constantinople có nhiều loại hình đa dạng khác nhau như: cầu dẫn nước, bể chứa nước, quảng trường, cung điện, cổng thành, thành quách…
Trong giai đoạn này được đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nhà thờ với quy mô ngày càng lớn. Cùng với đó là hình thức và các họa tiết trang trí cũng ngày càng rực rỡ và hoa lệ hơn.
Giai đoạn 2: Thế kỷ 7 – thế kỷ 12
Trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 12 diện tích của thành phố Constantinople đã bị thu nhỏ đi vì tác động của chiến tranh và xâm lược. Chính vì vậy mà quy mô cũng như số lượng, diện tích đất đai bị giảm đi rất nhiều. Đây là giai đoạn mà nền kiến trúc Byzantine có đặc điểm là xây dựng trên diện tích đất nhỏ hơn nhưng vẫn có sự phát triển và được phát triển xây dựng về mặt chiều cao.
Với không gian diện tích nhỏ hơn vì vậy các công trình đã giảm bớt đi sự xuất hiện của các mái vòm lớn ở vị trí trung tâm là đặc trưng của kiến trúc Byzantine. Công trình nhà thờ S.Marco ở phương Tây Venise là một trong những công trình tiêu biểu trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Thế kỷ 13 – thế kỷ 15
Giai đoạn thế kỷ 13 – thế kỷ 15 là lúc nền kiến trúc Byzantine suy thoái do nhà nước phải chịu những tổn thất nghiêm trọng từ cuộc chiến đẫm máu của quân Thập tự chinh. Vì vậy quy mô xây dựng của các công trình kiến trúc Byzantine vì thế cũng nhỏ hơn vì vậy kiến trúc Byzantine chủ yếu xuất hiện trang trí phía trong nhà.
Thành tựu lớn nhất của kiến trúc Byzantine có thể kể đến như cột cổ điển của Hy Lạp cổ đại, vòm cuốn gạch đá của Tây Á hay quy mô đồ sộ của kiến trúc La Mã cổ đại.
Các đặc điểm kiến trúc Byzantine
Kiến trúc Byzantine ngoài đặc trưng là các mái vòm hình tròn có khoảng vượt lớn thì bên cạnh đó, phong cách thiết kế Byzantine còn gây ấn tượng bởi một số những điểm nổi khác:
Trong những đường nét thiết kế sẽ thấy thường được kết hợp với phong cách nghệ thuật Mozaic. Các biểu tượng hình học như: Basilica, chữ thập, tập trung, đa giác,… là các biểu tượng thường được sử dụng để trang trí ở mặt bằng khá nhiều.
Vị trí đặt bàn thờ sẽ luôn được đặt ở phía Đông và lối vào từ phía Tây.
Kiến trúc chính và phổ biến của Byzantine là tường gạch hoặc gạch dày sẽ được xen kẽ với đá hoa cương và các mái nhà chủ yếu được lợp ngói hoặc lót bằng những tấm chì ấn tượng.
Bên trong được trang trí vô cùng hào nhoáng và hoa lệ với chủ yếu là hai màu lam và vàng. Phía ngoài chỉ để gạch đá tự toát lên vẻ uy nghi và hầu như không có trang trí thêm bất cứ chi tiết nào phía bên ngoài.
Vòm buồm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Byzantine, sau này kiến trúc Phục Hưng Ý phát triển vòm buồm thêm nhiều chi tiết đáng kể.
Nghệ thuật trang trí Byzantine
Nghệ thuật trang trí Byzantine có 2 yếu tố quan trọng nhất là vật liệu và kiến trúc. Vật liệu xây dựng của kiến trúc Byzantine chủ yếu là gạch xây kết hợp với những lớp vữa dài. Ở một số công trình còn sử dụng thêm cả bê tông xuất xứ từ La Mã để tạo nên những công trình bề mặt trong và ngoài đều. Những phần diện tích ở dưới vòm có thiết kế khá đơn giản, vì vậy đây là những khu vực cần trang trí.
Chính vì thế nghệ thuật Mosaic khảm khắc pha lê đã xuất hiện, đây là nghệ thật với cách chạm vẽ bột màu và điêu khắc ấn tượng, tỉ mỉ đã làm cho kiến trúc Byzantine có được vẻ đẹp lộng lẫy và phần tường của các công trình phong cách Byzantine thường được trang trí bằng những tấm đá cẩm thạch.
Nghệ thuật Mozaic thường được tạo thành bởi những miếng thủy tinh nhỏ nửa trong suốt, với mặt ngoài các miếng thủy tinh có độ nghiêng khác nhau. Cùng với đó là khoảng cách giữa các miếng thủy tinh cũng không liền mạch. Nhờ vậy các miếng thủy tinh này hợp nên tạo thành hiệu ứng lấp lánh bởi những góc nghiêng và tạo nên vẻ đẹp hài hòa nhờ những khoảng cách không liền mạch.
Kiến trúc Byzantine còn có nghệ thuật khảm đá cũng rất độc đáo và thu hút, với nghệ thuật này đã tạo được điểm nhấn cho công trình ở những vị trí chân cuốn, đáy vòm, đầu cội,…
Nội thất phong cách Byzantine hướng tới sự lộng lẫy và tinh tế trong từng chi tiết trang trí tỉ mỉ. Ngược lại bên ngoài lại rất đơn giản, mộc mạc với các dải gạch đa màu sắc lộng lẫy.
Công trình tiêu biểu kiến trúc Byzantine
Thánh đường Palatina
Thánh đường Palatina được thiết kế với những mái vòm rộng lớn với những ô cửa sổ được tô điểm với nhiều màu rực rỡ. Đây là là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Byzantine. Với thiết kế hình học được ứng dụng cho việc trang trí giúp tạo nên những yếu tố nghệ thuật đặc sắc và không gian hoàn mỹ cho công trình kiến trúc này.
Hagia Sophia
Đây cũng là một công trình nổi tiếng của kiến trúc Byzantine, với thiết kế những mái vòm đặc trưng và các cửa sổ được thiết kế nhiều hơn để lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Các cột được ứng dụng nhiều và những họa tiết trang trí mang đậm nét tôn giáo riêng biệt.
Vương cung thánh đường thánh Máccô
Vương cung thánh đường thánh Máccô là một công trình nổi tiếng và thu hút nhiều du khách tham quan. Vương cung thánh đường thánh Máccô có thể coi là sự giao thoa của các nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Với các nền văn hóa hòa trộn đã tạo nên một công trình đặc sắc. Với các mái vòm là tâm điểm và được ứng dụng mạnh mẽ các phong cách thiết kế mang những đặc điểm của phương Đông , tất cả tạo nên một kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Kiến trúc Byzantine đã mang những ảnh hưởng của thời kỳ La Mã cổ đại và hình thành nên những kiến trúc đặc sắc, độc đáo cho riêng mình. Hy vọng với bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về kiến trúc Byzantine.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828