Phong cách Indochine là gì? Phong cách nội thất INdochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Trải qua 83 năm đô hộ, các công trình kiến trúc tại Việt Nam lúc bấy giờ đã chịu nhiều ảnh hưởng của Pháp và được gọi là kiến trúc Indochine.
Phong cách Indochine là gì – Lịch sử hình thành phong cách Indochine
Trong những năm đô hộ, người Pháp đã áp đặt những thay đổi chính trị và văn hóa đáng kể đối với xã hội Việt Nam. Không chỉ chịu ảnh hưởng của Pháp về nhiều mặt văn hóa, bao gồm kiến trúc, ẩm thực, tôn giáo, thời trang và nghệ thuật.
Với đặc trưng Việt Nam là khí hậu nóng ẩm, thẩm mỹ khác biệt làm thiết kế Pháp gặp nhiều bất cập. Cùng với đó, vào những năm 30-40 của thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Pháp lên Việt Nam đã giảm sút. Để đáp ứng thị hiếu người dùng, các kiến trúc sư người Pháp đã tìm ra những phương án thiết kế để gần gũi thân thiện với người dân hơn. Vì trước đó, các nước Đông Dương đã bị ảnh hưởng từ hai nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ nên từ đây có sự giao thoa giữa đường nét thiết kế nội thất Đông và Tây.
Khoảng năm 1920 là thời gian phong cách Indochine phát triển mạnh mẽ nhất. Kiến trúc Indochine được thể hiện nhiều ở công trình trên khắp đất nước, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội.
Các đặc trưng phong cách Indochine
Trong những năm đô hộ, Hà Nội từng được mệnh danh là Paris của Phương Đông. Hà Nội nổi bật với những biệt thự thuộc địa Pháp theo phong cách châu Âu khác nhau, những đại lộ rợp bóng cây và nhiều tòa nhà hấp dẫn khác trong khu phố Pháp.
Phong cách Indochine do người Pháp đến và sinh sống tại Việt Nam xây dựng, tuy nhiên qua vài năm đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, đặc biệt là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam. Hơn nữa, vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm dần. Để tạo lòng tin với người Việt, một số kiến trúc sư Pháp đang giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Đông Dương đã thiết kế lại kiến trúc truyền thống của Pháp cho phù hợp với một số khía cạnh của Việt Nam.
Kỹ thuật và vật liệu xây dựng
Các công trình kiến trúc Đông Dương hoàn toàn sử dụng những chất liệu và kỹ thuật mới. Vật liệu được làm bằng bê tông cốt thép, khả năng chịu lực cao.
Phần khung làm từ thép tiền chế, sành sứ đa màu, phần ngói làm từ đá xám chẻ (hay còn gọi là ngói ardoise) với gạch có họa tiết caro nổi bật ấn tượng.
Một số chi tiết hiện đại thời bây giờ vẫn có tính ứng dụng cao như cột thu lôi, bóng đèn điện, cổng sắt uốn,… đã được sử dụng trong các công trình kiến trúc Indochine.
Các giải pháp kiến trúc phong cách Indochine
Với đặc trưng Việt Nam là khí hậu nóng ẩm để phù hợp với thời tiết khí hậu ở Việt Nam, các công trình thường thi công xây dựng hành lang, giàn pergola rộng.
Phía tường gần trần nhà sẽ được lắp đặt các hệ lam gió giúp thông thoáng vừa tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên. Các công trình đều có khuôn viên rộng ở trong để tăng thêm ánh sáng và thoáng đãng.
Dùng hệ mái khác biệt
Trong hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương đều ưu tiên sử dụng mái ngói. Mái ngói được thiết kế với độ dốc cao được nhô ra che nắng che mưa hiệu quả, và có ưu điểm lớn là thoát nước nhanh chóng, phù hợp với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam.Ở một số công trình được ứng dụng phần mái vút cong ở góc, góc mái chồng diêm theo kiểu truyền thống và các họa tiết hoa văn được trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.
Hệ thống cửa phong cách Indochine
Các cửa sổ được bố trí khá dày nhằm tăng sự thông thoáng để phù hợp với thời tiết khí hậu Việt. Phố biến nhất là cửa chớp giúp thông gió ngay cả khi đóng kín cửa. Ngoài hành lang cũng được thiết kế cửa sổ giúp ánh sáng vào nhà nhiều nhất có thể.
Các công trình kiến trúc phong cách Indochine tại Việt Nam
Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội được đặt tại vị trí trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc tân cổ điển, là một trong những ví dụ nổi bật nhất của phong cách Indochine. Nhà hát Lớn Hà Nội được mô phỏng theo Palais Garnier nổi tiếng ở Paris, đây là công trình được coi là một trong những điểm mốc kiến trúc của thành phố Hà Nội.
Nội thất lộng lẫy của công trình kiến trúc vĩ đại này lấp lánh với sàn đá cẩm thạch Ý, đèn chùm đồng, cửa kiểu Pháp và những bức tranh tường trên trần nhà.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu mang phong cách Indochine tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.
Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn.
Dinh độc lập
Dinh độc lập là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại thời bấy giờ với kiến trúc truyền thống của người phương Đông. Kiến trúc Dinh có ý nghĩa may mắn, tốt lành, sự tự do ngôn luận, đề cao giáo dục.
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.
Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nằm ở vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn.
Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh do nhóm kiến trúc sư người Pháp là Félix Olivier, Eugène Ferret và Ernest Guichard thiết kế. Đây là công trình kiến trúc lâu đời được thiết kế theo phong cách kiến trúc Indochine. Lối kiến trúc của công trình có đặc trưng là sự phối hợp khéo léo giữa kiến trúc và điêu khắc; trong đó, trang trí điêu khắc rất được coi trọng, từ mặt ngoài đến nội thất đều đắp nhiều phù điêu và tượng nổi.
Các công trình kiến trúc mang phong cách Indochine ấn tượng và mang đậm phong cách Á Đông truyền thống. Những công trình này không chỉ thể hiện những tinh hoa, bản sắc văn hóa mà còn là những chứng nhân lịch sử bề dày lịch sử của của dân tộc ta. Những năm gần đây kiến trúc Đông Dương lại một lần nữa trở nên thịnh hành và phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc ở nước ta.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828